Binh lực và kế hoạch của các bên Trận_sông_Dniepr

Quân đội Liên Xô

Binh lực

Tập tin:Battle of the Dnieper.jpgBản đồ Trận sông Dniepr (Các chiến dịch Tả ngạn Ukraina)

Quân đội Liên Xô đã huy động 6 phương diện quân tham gia trận đánh này với 2.650.000 sĩ quan và binh sĩ, một khối lượng binh lực lớn nhất kể từ khi khởi đầu cuộc Chiến tranh Xô-Đức. Nhưng với trận tuyến dài đến trên 1600 km, mật độ binh lực chỉ được phân bố đậm đặc trên các hướng tấn công chính. Hình thế binh lực của quân đội Liên Xô bố trí từ Bắc xuống Nam cũng không đồng đều giữa các phương diện quân:[14]

  • Phương diện quân Trung tâm (từ ngày 20 tháng 10 đổi tên thành Phương diện quân Belorussia) do đại tướng K. K. Rokossovsky làm tư lệnh; thượng tướng M. S. Malinin làm tham mưu trưởng; trung tướng K. F. Teleghin là ủy viên hội đồng quân sự với 7 tập đoàn quân trong đội hình ở thời điểm khai trận:
    • Tập đoàn quân xe tăng 2 do các trung tướng A. G. Rodin và I. S. Bogdanov lần lượt chỉ huy, trong biên chế có:
      • Thiết giáp: 7 lữ đoàn xe tăng; 3 lữ đoàn và 2 tiểu đoàn cơ giới; 3 trung đoàn pháo tự hành
      • Pháo binh: 1 sư đoàn và 3 trung đoàn pháo; 1 lữ đoàn và 1 trung đoàn pháo chống tăng; 3 trung đoàn súng cối.
      • Phòng không: 2 lữ đoàn.
    • Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 3 do trung tướng P. S. Rybalko chỉ huy, trong biên chế có:
      • Thiết giáp: 9 lữ đoàn xe tăng; 5 lữ đoàn và 3 tiểu đoàn cơ giới; 8 trung đoàn pháo tự hành;
      • Pháo binh: 1 sư đoàn và 4 trung đoàn pháo; 2 trung đoàn súng cối
      • Phòng không: 3 trung đoàn.
    • Tập đoàn quân 13 do trung tướng N. P. Pukhov chỉ huy, trong biên chế có:
      • Bộ binh: 13 sư đoàn
      • Thiết giáp: 5 lữ đoàn xe tăng; 1 lữ đoàn và 3 trung đoàn cơ giới; 2 trung đoàn pháo tự hành;
      • Pháo binh: 1 sư đoàn và 1 trung đoàn pháo; 1 lữ đoàn và 6 trung đoàn pháo chống tăng; 6 trung đoàn súng cối
      • Phòng không: 1 sư đoàn và 4 trung đoàn
    • 'Tập đoàn quân 48 do trung tướng P. L. Romanenko chỉ huy, trong biên chế có:
      • Bộ binh: 8 sư đoàn;
      • Thiết giáp: 1 lữ đoàn xe tăng;
      • Pháo binh: 1 lữ đoàn và 2 trung đoàn pháo chống tăng; 2 trung đoàn súng cối
      • Phòng không: 1 sư đoàn và 1 trung đoàn;
    • Tập đoàn quân 60 do trung tướng I. D. Chernyakhovsky chỉ huy, trong biên chế có:
      • Bộ binh: 9 sư đoàn;
      • Thiết giáp: 3 trung đoàn cơ giới; 1 trung đoàn pháo tự hành;
      • Pháo binh: 1 sư đoàn và 6 trung đoàn pháo chống tăng; 3 trung đoàn súng cối;
      • Phòng không: 1 sư đoàn và 1 trung đoàn.
    • Tập đoàn quân 65 do tướng P. I. Batov chỉ huy, trong biên chế có:
      • Bộ binh: 12 sư đoàn và 1 lữ đoàn;
      • Thiết giáp: 3 lữ đoàn xe tăng và 1 lữ đoàn cơ giới; 2 trung đoàn pháo tự hành;
      • Kỵ binh: 1 lữ đoàn;
      • Pháo binh: 3 sư đoàn và 2 trung đoàn pháo; 4 trung đoàn pháo chống tăng; 6 trung đoàn súng cối;
      • Phòng không: 2 sư đoàn và 2 trung đoàn.
    • Tập đoàn quân không quân 16 do thượng tướng S. I. Rudelko chỉ huy.
  • Phương diện quân Voronezh (từ ngày 20 tháng 10 năm 1943 là Phương diện quân Ukraina 1) do đại tướng N. F. Vatutin làm tư lệnh, trung tướng S. P. Ivanov làm tham mưu trưởng, thiếu tướng K. S. Krainyukov làm ủy viên hội đồng quân sự với 9 tập đoàn quân ở thời điểm khai trận:
    • Tập đoàn quân 38 do trung tướng N. E. Chibisov và thượng tướng K. S. Moskalenko (từ tháng 10 năm 1943) lần lượt chỉ huy, trong biên chế có:
      • Bộ binh: 9 sư đoàn;
      • Thiết giáp: 3 trung đoàn cơ giới;
      • Pháo binh: 1 sư đoàn pháo binh hỗn hợp, 1 lữ đoàn và 4 trung đoàn pháo; 5 trung đoàn pháo chống tăng; 3 trung đoàn súng cối;
      • Phòng không: 1 sư đoàn và 1 trung đoàn.
    • Tập đoàn quân 40 do trung tướng K. S. Moskalenko và trung tướng F. F. Zhmachenko (từ tháng 10 năm 1943) lần lượt chỉ huy, trong biên chế có:
      • Bộ binh: 6 sư đoàn và 1 lữ đoàn (Lữ đoàn bộ binh Tiệp Khắc 1);
      • Thiết giáp: 1 lữ đoàn pháo tự hành;
      • Pháo binh: 1 sư đoàn, 1 lữ đoàn và 2 trung đoàn pháo; 1 lữ đoàn và 3 trung đoàn pháo chống tăng;
      • Phòng không: 1 sư đoàn.
    • Tập đoàn quân 27 do trung tướng S. G. Trofimenko chỉ huy, trong biên chế có:
      • Bộ binh: 9 sư đoàn;
      • Pháo binh: 1 trung đoàn pháo; 2 trung đoàn súng cối;
      • Phòng không: 1 sư đoàn.
    • Tập đoàn quân 47 do các trung tướng P. P. Korzun, F. F. Zhmachenko và V. S. Polenov lần lượt chỉ huy, trong biên chế có:
      • Bộ binh: 6 sư đoàn;
      • Pháo binh: 4 trung đoàn pháo; 2 trung đoàn súng cối
      • Phòng không: 2 trung đoàn;
    • Tập đoàn quân cận vệ 4 do các trung tướng A. I. Zyghin và I. V. Galanin lần lượt chỉ huy, trong biên chế có:
      • Bộ binh: 5 sư đoàn;
      • Thiết giáp: 2 trung đoàn xe tăng
      • Pháo binh: 1 lữ đoàn và 1 trung đoàn pháo chống tăng; 1 trung đoàn súng cối;
      • Phòng không: 1 sư đoàn.
    • Tập đoàn quân cận vệ 6 do trung tướng I. M. Chistyakov chỉ huy, trung biên chế có:
      • Bộ binh: 10 sư đoàn;
      • Thiết giáp: 1 lữ đoàn xe tăng và 8 trung đoàn cơ giới;
      • Pháo binh: 2 sư đoàn, 1 lữ đoàn và 2 trung đoàn pháo; 1 lữ đoàn và 2 trung đoàn pháo chống tăng;
      • Phòng không: 1 sư đoàn và 5 trung đoàn;
    • Tập đoàn quân xe tăng 1 do trung tướng M.E. Katukov chỉ huy, trong biên chế có:
      • Thiết giáp: 7 lữ đoàn xe tăng và 2 trung đoàn xe tăng; 2 lữ đoàn cơ giới; 4 trung đoàn pháo tự hành; 1 trung đoàn và 2 tiểu đoàn trinh sát cơ giới;
      • Pháo binh: 2 trung đoàn pháo;
      • Phòng không: 1 sư đoàn và 4 trung đoàn phòng không
    • Tập đoàn quân cận vệ 5 do trung tướng A S. Zhadov chỉ huy, trong biên chế có:
      • Bộ binh: 8 sư đoàn;
      • Thiết giáp: 2 lữ đoàn và 2 trung đoàn cơ giới;
      • Pháo binh: 1 trung đoàn pháo; 2 lữ đoàn và 2 trung đoàn pháo chống tăng; 2 trung đoàn pháo phản lực; 1 trung đoàn súng cối;
      • Phòng không: 1 sư đoàn và 1 trung đoàn.
    • Tập đoàn quân không quân 2 do thượng tướng S. S. Krasovsky chỉ huy A. S. Zhadov chỉ huy, trong biên chế có:
  • Phương diện quân Thảo nguyên (từ ngày 20 tháng 10 năm 1943 là Phương diện quân Ukraina 2) do thượng tướng I. S. Koniev làm tư lệnh, trung tướng M. V. Zakharov làm tham mưu trưởng, trung tướng I. Z. Susaykov làm ủy viên hội đồng quân sự với 5 tập đoàn quân ở thời điểm khai trận:
    • Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 do trung tướng P. A. Rotmistrov chỉ huy, trong biên chế có:
      • Thiết giáp: 8 lữ đoàn xe tăng; 5 lữ đoàn và 2 trung đoàn cơ giới; 6 trung đoàn pháo tự hành;
      • Pháo binh: 4 trung đoàn pháo; 3 trung đoàn pháo chống tăng; 5 trung đoàn súng cối;
      • Phòng không: 1 sư đoàn và 3 trung đoàn;
      • Không quân: 1 phi đội trinh sát đường không.
    • Tập đoàn quân cận vệ 7 do trung tướng M. S. Sumilov chỉ huy, trong biên chế có:
      • Bộ binh: 7 sư đoàn
      • Thiết giáp: 1 lữ đoàn xe tăng; 3 trung đoàn cơ giới; 1 trung đoàn pháo tự hành; 2 trung đoàn trinh sát cơ giới
      • Pháo binh: 1 lữ đoàn và 4 trung đoàn pháo chống tăng; 2 trung đoàn súng cối
      • Phòng không: 1 sư đoàn và 1 trung đoàn.
    • Tập đoàn quân 53 do trung tướng I. M. Mangarov chỉ huy, trong biên chế có:
      • Bộ binh: 6 sư đoàn;
      • Pháo binh: 1 sư đoàn, 1 lữ đoàn và 1 trung đoàn pháo; 1 lữ đoàn và 2 trung đoàn pháo chống tăng; 3 trung đoàn súng cối.
    • Tập đoàn quân 57 do trung tướng N. A. Gaghen chỉ huy, trong biên chế có:
      • Bộ binh: 8 sư đoàn
      • Thiết giáp: 1 lữ đoàn xe tăng, 2 trung đoàn cơ giới
      • Pháo binh: 1 trung đoàn pháo chống tăng, 1 trung đoàn súng cối
      • Phòng không: 2 trung đoàn.
      • Không quân: 1 trung đoàn đổ bộ đường không
    • Tập đoàn quân 69 do trung tướng V. D. Kryuchenkin chỉ huy, trong biên chế có:
      • Bộ binh: 7 sư đoàn
      • Pháo binh: 1 trung đoàn pháo, 1 trung đoàn chống tăng, 1 trung đoàn cối
      • Phòng không: 1 trung đoàn.
    • Tập đoàn quân không quân 5 do tướng S. K. Gryunov chỉ huy.
  • Phương diện quân tây nam: (từ ngày 20 tháng 10 năm 1943 đổi thành Phương diện quân Ukraina 3) do đại tướng R. Ya. Malinovsky làm tư lệnh, trung tướng F. I. Kozhenevich làm tham mưu trưởng, trung tướng A. S. Zhentov là ủy viên hội đồng quân sự, đội hình tại thời điểm khai trận gồm có:
    • Tập đoàn quân 46 do trung tướng V. V. Glagolev chỉ huy, trong biên chế có:
      • Bộ binh: 6 sư đoàn
      • Thiết giáp: 3 trung đoàn cơ giới, 2 tiểu đoàn trinh sát;
      • Pháo binh: 1 lữ đoàn và 1 trung đoàn pháo; 2 trung đoàn pháo chống tăng; 2 trung đoàn súng cối; 1 trung đoàn pháo phản lực
      • Phòng không: 1 sư đoàn và 2 trung đoàn
    • Tập đoàn quân cận vệ 1 do thượng tướng V. I. Kuznetsov chỉ huy, trong biên chế có:
      • Bộ binh: 9 sư đoàn
      • Thiết giáp: 1 lữ đoàn xe tăng, 2 trung đoàn pháo tự hành, 1 trung đoàn cơ giới
      • Pháo binh: 1 sư đoàn pháo binh hỗn hợp; 1 trung đoàn pháo, 2 trung đoàn chống tăng; 1 lữ đoàn và 2 trung đoàn súng cối.
      • Phòng không: 1 sư đoàn và 1 trung đoàn
    • Tập đoàn quân 6 (gồm cả Tập đoàn quân 12 sáp nhập vào) do trung tướng I. T. Slemin chỉ huy, trong biên chế có:
      • Bộ binh: 8 sư đoàn
      • Thiết giáp: 1 sư đoàn và 1 trung đoàn cơ giới
      • Pháo binh: 2 trung đoàn pháo, 1 trung đoàn chóng tăng, 1 trung đoàn súng cối
      • Phòng không: 2 trung đoàn
    • Tập đoàn quân cận vệ 8 do thượng tướng V. I. Chuikov chỉ huy, trong biên chế có:
      • Bộ binh: 9 sư đoàn
      • Thiết giáp: 1 lữ đoàn và 1 trung đoàn xe tăng, 4 trung đoàn cơ giới, 1 trung đoàn pháo tự hành
      • Pháo binh: 1 sư đoàn, 2 lữ đoàn và 1 trung đoàn pháo; 1 lữ đoàn và 2 trung đoàn chống tăng; 3 trung đoàn súng cối; 1 trung đoàn pháo phản lực.
      • Phòng không: 1 sư đoàn và 2 trung đoàn.
    • Tập đoàn quân 12 do thiếu tướng A. I. Danilov chỉ huy, từ ngày 30 tháng 10 sáp nhập vào Tập đoàn quân 6.
    • Tập đoàn quân cận vệ 3 do trung tướng D. D. Lelyutsenko chỉ huy, trong biên chế có:
      • Bộ binh: 10 sư đoàn
      • Thiết giáp: 5 lữ đoàn xe tăng; 5 lữ đoàn cơ giới; 3 trung đoàn pháo tự hành
      • Pháo binh: 2 sư đoàn và 2 trung đoàn pháo; 1 lữ đoàn và 3 trung đoàn chống tăng; 4 trung đoàn súng cối.
      • Phòng không: 1 sư đoàn và 3 trung đoàn
    • Tập đoàn quân không quân 17 do thượng tướng V. S. Sudets chỉ huy.
  • Phương diện quân Nam (từ ngày 20 tháng 10 năm 1943 đổi thành Phương diện quân Ukraina 4) do thượng tướng F. I. Tonbukhin chỉ huy, trung tướng S. S. Biryuzov làm tham mưu trưởng, thượng tướng E. A. Shadenko làm ủy viên hội đồng quân sự. Đội hình ở thời điểm khai trận gồm có:
    • Tập đoàn quân 51 do trung tướng Ya. G. Kreyzer chỉ huy, trong biên chế có:
      • Bộ binh: 10 sư đoàn
      • Thiết giáp: 1 lữ đoàn xe tăng, 3 lữ đoàn cơ giới
      • Pháo binh: 1 sư đoàn và 4 trung đoàn pháo, 4 trung đoàn chống tăng, 1 trung đoàn súng cối.
      • Phòng không: 2 sư đoàn
    • Tập đoàn quân cận vệ 2 do trung tướng G. F. Zakharov chỉ huy, trong biên chế có:
      • Bộ binh: 7 sư đoàn
      • Thiết giáp: 1 trung đoàn cơ giới
      • Pháo binh 2 trung đoàn pháo, 1 trung đoàn chống tăng, 1 trung đoàn súng cối
      • Phòng không: 1 trung đoàn
    • Tập đoàn quân xung kích 5 do thượng tướng V. D. Tsvetayev chỉ huy, trong biên chế có:
      • Bộ binh: 5 sư đoàn
      • Thiết giáp: 1 lữ đoàn và 1 trung đoàn xe tăng, 1 trung đoàn cơ giới;
      • Pháo binh: 1 trung đoàn pháo, 1 lữ đoàn và 2 trung đoàn pháo chống tăng, 1 trung đoàn súng cối
      • Phòng không: 2 trung đoàn.
    • Tập đoàn quân 28 do thiếu tướng A. N. Melnikov chỉ huy, trong biên chế có:
      • Bộ binh: 7 sư đoàn
      • Thiết giáp: 1 trung đoàn cơ giới
      • Pháo binh: 1 lữ đoàn và 2 trung đoàn pháo, 1 lữ đoàn và 1 trung đoàn pháo phản lực, 1 trung đoàn súng cối
      • Phòng không: 1 trung đoàn.
    • Tập đoàn quân 44 do thiếu tướng V. A. Khomenko chỉ huy; đến tháng 10 năm 1943, sáp nhập vào Tập đoàn quân xung kích 5; trong biên chế có:
      • Bộ binh: 3 sư đoàn
      • Kỵ binh: 3 sư đoàn
      • Thiết giáp: 1 lữ đoàn và 2 trung đoàn cơ giới, 1 trung đoàn pháo tự hành
      • Pháo binh: 1 trung đoàn pháo, 1 lữ đoàn và 1 trung đoàn pháo chống tăng, 1 lữ đoàn và 1 trung đoàn súng cối.
      • Phòng không: 3 trung đoàn.
    • Tập đoàn quân không quân 8 do trung tướng T. T. Khryukin chỉ huy

Kế hoạch

Quân đội Liên Xô hành quân ra tuyến sông Dniepr, ngày 1 tháng 9 năm 1943. (Ảnh của RIA NOVOSTI)

Ngay trong khi các chiến dịch Chiến dịch KutuzovBelgorod-Kharkov còn đang tiếp diễn, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô đã bắt đầu vạch kế hoạch cho chiến cục thu đông 1943. I. V. Stalin yêu cầu tập trung lực lượng để thu hồi vùng Donbas và toàn bộ tả ngạn Ukraina trong thời gian sớm nhất do ý nghĩa kinh tế - quốc phòng quan trọng của khu vực này. Ông đồng ý với đánh giá của Bộ Tổng tham mưu Liên Xô cho rằng quân đội Đức Quốc xã không có khả năng để tổ chức một cuộc tấn công lớn trên mặt trận Xô-Đức nhưng vẫn còn đủ binh lực để tổ chức phòng ngự tích cực và tiến hành một số đòn phản kích. Các trận đánh ở Bogodukhov, Akhtyrka và Poltava hồi tháng 8 năm 1943 đã chứng minh điều đó.[14]

Kế hoạch của Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô đề xuất việc triển khai tấn công về phía tây và tây nam trên tất cả các mặt trận cánh nam chiến trường Xô-Đức, tiến đến ranh giới phía đông Belorussia và sông Dniepr, đánh chiếm một số đầu cầu xung yếu trên bờ Tây sống Dniepr làm bàn đạp cho chiến dịch tiếp theo. Tuy nhất trí với các mục tiêu cơ bản của chiến dịch nhưng nguyên soái G. K. Zhukov cho rằng các phương thức tấn công vỗ mặt sẽ không bảo đảm chia cắt, bao vây chủ lực quân đội Đức Quốc xã và làm cho chiến dịch kế tiếp sẽ khó khăn hơn. Ông đề xuất tổ chức một đòn đột kích mạnh và tập trung từ chính diện Izyum - Kharkov tới chính diện Dniepropetrovsk - Zaporozhe để cắt Cụm tập đoàn quan Nam Đức làm đôi, sau đó bao vây và thanh toán từng cụm. Tổng tư lệnh tối cao I. V. Stalin bất chấp ý kiến ủng hộ G. K. Zhukov của tổng tham mưu trưởng A. I. Antonov vẫn ra lệnh nhanh chóng quét hết quân Đức khỏi tả ngạn Ukraina bằng các đòn đánh chính diện.[2]

Sự cẩn trọng của G. K. Zhukov dựa trên những căn cứ về binh lực và phương tiện cũng như hình thái. Trong khi cánh trái của Phương diện quân tây nam có Tập đoàn quân cận vệ 3 có sức mạnh bằng 1 tập đoàn quân xe tăng và 1 tập đoàn quân bộ binh cộng lại thì cánh phải của phương diện quân này cũng với Phương diện quân Voronezh vừa trải qua Chiến dịch Kursk rất ác liệt với nhiều tổn thất nặng nề, cần được bổ sung quân số và phương tiện. Tuy nhiên, sự nóng vội của I. V. Stalin lại có một lý do tổng quát hơn, đó là việc thu hồi vùng Donbas và tả ngạn Ukraina cần làm nhanh để giảm thiểu sự phá hoại của đối phương đang muốn biến khu vực này thành một "vùng trắng". Do đó, thay cho vai trò vu hồi của các mũi đột kích sâu, Bộ Tổng tham mưu Liên Xô đưa ra phương án sử dụng tối đa các đội du kích mạnh vốn đã hoạt động ở vùng này từ nửa cuối năm 1941 với nhiệm vụ tiến hành cuộc chiến tranh đường sắt, phá hoại tối đa các chuyến giao thông, không cho quân đội Đức Quốc xã tăng viện lên phía trước hay chuyên chở các thiết bị công nghiệp quan trọng ra khỏi Donbas về phía tây; đồng thời phối hợp với quân báo và các đơn vị trinh sát bí mật ngăn chặn các hoạt động phá hoại của quân Đức khi rút lui. Phương án này được Đại bản doanh thông qua.[15]

Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh Liên Xô cử nguyên soái G. K. Zhukov làm đại diện Đại bản doanh, chỉ đạo phối hợp tác chiến giữa các phương diện quân Trung tâm và Voronezh; nguyên soái A. M. Vasilevsky làm đại diện Đại bản doanh, chỉ đạo phối hợp tác chiến giữa các phương diện quân tây nam và Nam. Các đại diện Đại bản doanh có quyền thay mặt Tổng tư lệnh tối cao quyết định các vấn đề chiến lược của các phương diện quân được giao phụ trách ngay tại mặt trận.[16]

Quân đội Đức Quốc xã

Binh lực

Vào thời điểm 4 tháng cuối năm 1943, quân đội Đức Quốc xã tại cánh Nam mặt trận Xô Đức có Cụm tập đoàn quân Nam do thống chế Erich von Manstein làm tư lệnh, trung tướng Theodor Busse làm tham bưu trưởng, gồm 3 tập đoàn quân bộ binh, 2 tập đoàn quân xe tăng, 1 tập đoàn quân không quân. Đây là Cụm tập đoàn quân mạnh nhất của quân đội Đức Quốc xã trên mặt trận phía đông nhưng lại phải phụ trách tuyến mặt trận dài, chiếm khoảng gần 50% tổng chiều dài mặt trận Xô-Đức. Tham gia chiến dịch còn có Tập đoàn quân 2 ở cánh trái của Cụm tập đoàn quân Trung tâm do các thống chế Günther von KlugeErnst Busch (từ tháng 10 năm 1943) làm tư lệnh. Đội hình bố trí từ Bắc xuống Nam ở thời điểm khai trận gồm có:

  • Tập đoàn quân 2 do thượng tướng Dietrich von Saucken làm tư lệnh, trung tướng Gustav von Harteneck làm tham mưu trưởng. Trong biên chế có:
    • Quân đoàn bộ binh 35 của tướng Friedrich Wiese, binh lực gồm có:
      • Bộ binh: 5 sư đoàn (6, 31, 216, 258 (thiếu), và 383)
      • Thiết giáp: 3 tiểu đoàn xe tăng hạng nặng (505, 654, 656)
      • Pháo binh: 1 sư đoàn (637) và 2 trung đoàn (47 và 63) pháo binh nặng, 2 sư đoàn (69 và 109) và 2 trung đoàn (616 và 851) pháo binh nhẹ.
      • Phòng không: 2 sư đoàn 244 và 909
    • Quân đoàn bộ binh 20 của tướng Rudolf Freiherr von Roman, binh lực gồm có:
      • Bộ binh: 5 sư đoàn (45, 102, 137, 251, 292)
      • Pháo binh: 1 sư đoàn pháo binh nặng (604); 3 sư đoàn pháo binh nhẹ (425, 430, 850); 1 trung đoàn pháo binh hỗn hợp (904),
      • Phòng không: 1 trung đoàn (41)
    • Quân đoàn bộ binh 7 của tướng Anton Dostler, binh lực gồm có:
      • Bộ binh: 5 sư đoàn (68, 75, 88, 213 và 323)
      • Thiết giáp: Trung đoàn pháo tự hành 202
      • Pháo binh: Sư đoàn 616
    • Quân đoàn bộ binh 13 của tướng Arthur Hauffe, binh lực gồm có:
      • Bộ binh: 4 sư đoàn (183, 208, 340, 377)
      • Thiết giáp: Sư đoàn xe tăng 7
      • Kỵ binh: Sư đoàn kỵ binh 5
      • Pháo binh: Sư đoàn pháo binh nặng 559
    • Quân đoàn xe tăng 46 của tướng Hans Gollnick, binh lực gồm có:
      • Thiết giáp: 2 sư đoàn xe tăng (5 và 16), 1 trung đoàn pháo tự hành (743)
      • Kỵ binh: Sư đoàn kỵ binh 2 và lữ đoàn kỵ binh 1 SS
      • Bộ binh: 5 sư đoàn (Cụm quân Manteuffel gồm các sư đoàn 7, 36, 134, 253 và 342)
      • Pháo binh: Sư đoàn pháo binh hỗn hợp 906, trung đoàn pháo chống tăng 100, trung đoàn pháo phản lực 103
    • Quân đoàn xe tăng 56 của tướng Anton Graßer, binh lực gồm có:
      • Thiết giáp: 2 sư đoàn xe tăng (4 và 12)
      • Bộ binh: 4 sư đoàn (14, 131, 203, 321)
      • Pháo binh: (không có số liệu)
    • Quân đoàn bộ binh 7 Hungary
  • Tập đoàn quân xe tăng 4 do thượng tướng Hermann Hoth làm tư lệnh, trung tướng Friedrich Fangohr làm tham mưu trưởng. Trong biên chế có:
    • Quân đoàn xe tăng 48 do các tướng Otto von Knobelsdorff, Dietrich von Choltitz, Heinrich EberbachHermann Balck lần lượt chỉ huy, binh lực gồm có:
      • Thiết giáp: 3 sư đoàn xe tăng (8, 11, 19) và sư đoàn cơ giới "Großdeutschland"; 1 sư đoàn pháo tự hành (911), lữ đoàn cơ giới 10 và trung đoàn cơ giới 39.
      • Bộ binh: 3 sư đoàn (179, "Adolf Hitler" và "Das Reich")
      • Pháo binh: 2 sư đoàn pháo binh nặng (101 và 842); 2 trung đoàn pháo binh nhẹ (70 và 109)
      • Phòng không: 1 trung đoàn (911.)
    • Quân đoàn xe tăng 24 của tướng Walther Nehring, binh lực gồm có:
      • Thiết giáp: 3 sư đoàn xe tăng (1, 17 và 27), 1 sư đoàn cơ giới (239)
      • Bộ binh: 5 sư đoàn (10, 34, 82, 112 và 444)
    • Quân đoàn bộ binh 52 của tướng Hans-Karl von Scheele, binh lực gồm có:
      • Bộ binh: 4 sư đoàn (76, 255, 332, 384)
      • Thiết giáp: 1 trung đoàn xe tăng (thuộc sư đoàn xe tăng 13).
      • Không quân: Sư đoàn đổ bộ đường không 2
    • Quân đoàn bộ binh 59 của tướng Kurt von der Chevallerie, binh lực gồm có:
      • Bộ binh: 3 sư đoàn (217, 263 và 391)
      • Thiết giáp: sư đoàn xe tăng 2, sư đoàn cơ giới 516, sư đoàn pháo tự hành 276
      • Pháo binh: sư đoàn pháo binh nặng 85, các trung đoàn pháo binh nhẹ 787 và 65, trung đoàn pháo chống tăng 276
  • Tập đoàn quân 8 (nguyên là Cụm tác chiến Kempf) do tướng Werner Kempf chỉ huy, trong biên chế có:
    • Quân đoàn xe tăng 3 của tướng Friedrich Schulz, binh lực gồm có:
      • Thiết giáp: 3 sư đoàn xe tăng (3, 6, 14)
      • Bộ binh: 2 sư đoàn (30 và 367)
    • Quân đoàn bộ binh 11 của tướng Erhard Raus, binh lực gồm có:
      • Bộ binh: 3 sư đoàn (57, 72, 167)
      • Thiết giáp: 1 sư đoàn xe tăng ("Wiking")
      • Pháo binh: Lữ đoàn quân tình nguyện SS
    • Quân đoàn bộ binh 42 của tướng Franz Mattenklott, binh lực gồm có:
      • Bộ binh: 3 sư đoàn (153, 355, 381) và sư đoàn khinh binh Romania
      • Thiết giáp: 2 trung đoàn xe tăng (thuộc sư đoàn xe tăng 13)
  • Tập đoàn quân xe tăng 1 do các trung tướng Eberhard von Mackensen và Hans-Valentin Hube (từ 29 tháng 10) làm tư lệnh, thiếu tướng Walther Wenck làm tham mưu trưởng, trong biên chế có:
    • Quân đoàn xe tăng 57 của tướng Hans-Karl Freiherr von Esebeck, binh lực gồm có:
      • Thiết giáp: 3 sư đoàn xe tăng (9, 23 và "Totenkopf")
      • Bộ binh: 4 sư đoàn (15, 62, 198 và 294)
    • Quân đoàn xe tăng 40 do các tướng Gotthard Heinrici và Ferdinand Schörner (từ ngày 15 tháng 11) chỉ huy, binh lực gồm có:
      • Thiết giáp: 2 sư đoàn xe tăng (10, 17), 1 sư đoàn cơ giới (16)
      • Bộ binh: 4 sư đoàn(111, 123, 258, 336)
    • Quân đoàn bộ binh 30 của tướng Maximilian Fretter-Pico, binh lực gồm có:
      • Bộ binh: 5 sư đoàn (257, 304, 306, 387 và sư đoàn bộ binh 12 Romania)
  • Tập đoàn quân 6 (tái lập) do các tướng Karl-Adolf Hollidt và Maximilian de Angelis (từ 22 tháng 11) chỉ huy, trong biên chế có:
    • Quân đoàn bộ binh 4'(tái lập) của tướng Friedrich Mieth, binh lực gồm có:
      • Bộ binh: 4 sư đoàn (3, 79, 101 và 302)
      • Thiết giáp: 1 sư đoàn xe tăng (24)
      • Pháo binh: 1 sư đoàn (65) và 1 trung đoàn pháo binh hạng nặng (507); 3 trung đoàn pháo binh nhẹ (72, 154 và 731)
      • Phòng không: 2 trung đoàn (259 và 277).
    • Quân đoàn bộ binh 29 của tướng Erich Brandenberger, binh lực gồm có:
      • Bộ binh: 4 sư đoàn (9, 17, 97, 335)
      • Pháo binh: 1 sư đoàn pháo binh nặng (777), 1 sư đoàn (140) và 3 trung đoàn pháo binh nhẹ (40, 844, 737); 1 trung đoàn chống tăng (721)
      • Phòng không: 1 trung đoàn (243)
      • Không quân: Sư đoàn đổ bộ đường không 15
  • Tập đoàn quân 17 Do tướng Erwin Jaenecke chỉ huy, trong biên chế có:
    • Quân đoàn bộ binh 44 của tướng Friedrich Köchling, binh lực gồm có:
      • Bộ binh: 2 sư đoàn Đức (98 và 125); 3 sư đoàn Romania (3, 10, 24)
      • Kỵ binh: 1 sư đoàn Đức (4), 1 sư đoàn Romania (4)
      • Pháo binh: sư đoàn pháo binh nặng 732 (thiếu), 1 trung đoàn pháo binh nhẹ (792), 2 sư đoàn pháo bờ biển 148 và 707
      • Phòng không: 1 trung đoàn (249)
    • Quân đoàn bộ binh 49 của tướng Rudolf Konrad, binh lực gồm có:
      • Bộ binh: 3 sư đoàn (46, 50, 99)
      • Kỵ binh: 2 sư đoàn (1, 4)
      • Pháo binh: trung đoàn 4 pháo binh nhẹ
      • Pháo binh: 2 sư đoàn pháo binh nặng 154 và 607; trung đoàn pháo binh nhẹ 60.
      • Phòng không: Trung đoàn phòng không 144.
    • Quân đoàn bộ binh 5 của tướng Karl Allmendinger, binh lực gồm có:
      • Bộ binh: 1 sư đoàn (73)
      • Bộ binh sơn chiến: 2 sư đoàn Đức (1, 4), 1 sư đoàn Romania (3)
      • Kỵ binh: 1 sư đoàn Romania (6)
      • Pháo binh: 1 trung đoàn pháo binh nặng (II/732); 2 trung đoàn pháo binh nhẹ (42, 634); 2 trung đoàn pháo bờ biển (338, 789)
  • Tập đoàn quân không quân 4 của thượng tướng Wolfram von Richthofen.

Kế hoạch

Bản đồ tuyến phòng thủ "Bức tường phía đông" của quân đội Đức Quốc xã năm 1943

Với mục đích xây dựng hệ thống phòng ngự nhằm ngăn chặn đà tiến công của Hồng quân, hệ thống phòng ngự sông Dniepr đã được xây dựng vào ngày 11 tháng 8 năm 1943 với tiến độ rất nhanh chóng. Hàng loạt các công sự kiên cố đã được xây dựng dọc theo bờ Tây sông Dnepr. Tuy nhiên, quân đội Đức Quốc xã vẫn không đủ thời gian để thiết lập các mạng lưới công sự dày đặc và có chiều sâu trên phòng tuyến này trong thời gian quá ngắn. Thay vào đó, binh lực chủ yếu được tập trung tại những vị trí mà quân đội Liên Xô có thể sẽ dùng để vượt sông Dniepr như các vị trí gần Kremenchuk, Kanev, Cherkasy, Zaporozhye, và Nikopol. Bản thân thành phố Kiev nằm trên cả hai bờ sông Dniepr cũng được tổ chức thành một cụm cứ điểm phòng thủ mạnh.[10] Trên phòng tuyến sông Dniepr, quân đội Đức Quốc xã vẫn sử dụng chiến thuật "bức tường thép" bằng xe tăng như đã áp dụng trong cuộc phòng ngự tại Rostov và sông Mius. Hệ thống phòng ngự sông Dniepr nối liền với tuyến phòng ngự sông Mius ở phía nam và tuyến phòng ngự sông Berezina ở phái Bắc, kéo dài từ Narva trên bờ biển Baltic đến Melitopol trên bờ Biển Đen tạo thành một tuyến phòng thủ liên tục được Adolf Hitler đặt tên là Bức tường phía đông.[8] Nhằm ngăn chặn tối đa tốc độ tấn công của quân đội Liên Xô, quân đội Đức Quốc xã và các lực lượng SS còn nhận được lệnh phá hủy toàn bộ mọi phương tiện và lương thực có thể được quân đội Liên Xô sử dụng tại những vùng đất mà họ rời bỏ, tạo ra một sa mạc.[17] Các cây cầu qua sông Dniepr luôn được đặt trong tình trạng có thể cho phá nổ bất cứ lúc nào.[8]

Cuộc họp giữa Hitler và các tướng lĩnh cao cấp Đức Quốc xã tại Kenigsberg ngày 15 tháng 8 năm 1943 diễn ra căng thẳng. Ý đồ rút về tuyến sông Dniepr để phòng thủ ban đầu không được Hitler chấp nhận, đơn giản là vì người Đức không quen với việc phải rút lui. Đến khi khi thống chế Erich von Manstein chứng minh rằng với binh lực hiện có thì ngay cả việc phòng thủ tại chỗ cũng đã là không thể, chưa nói đến phòng ngự cơ động và phản kích thì Hitler mới chịu nhượng bộ. Hitler cũng không đồng ý với kế hoạch phòng thủ thụ động của Bộ Tổng tham mưu Đức đưa ra mà yêu cầu phải liên tục phản đột kích và các cánh quân chủ lực của quân đội Liên Xô.[18] Ngày 27 tháng 8, Hitler rời Tổng hành dinh ở Đông Phổ bay đến Vinitsa để gặp thống chế Manstein. Tại đây, Manstein đã đặt ra cho Hitler một sự lựa chọn rất rõ ràng: hoặc là tăng viện cho Cụm tập đoàn quân Nam ít nhất là 12 sư đoàn, đồng thời thay thế những trung đoàn bị suy yếu bằng các trung đoàn mới điều đến từ các khu vực khác còn đang yên tĩnh trên mặt trận phía đông, hoặc là bỏ Donbas để giải thoát cho các lực lượng chủ yếu của Cụm tập đoàn quân. Hitler hứa sẽ tăng viện nhưng đã không thể thực hiện được lời hứa đó. Các cuộc tấn công của Phương diện quân Bryansk vào Tập đoàn quân xe tăng 2 (Đức) và cuộc tấn công của quân đội Liên Xô vào Smolensk đã làm cho thống chế Günther von Kluge ngay trong ngày 28 tháng 8 buộc phải báo cáo với Hitler rằng không thể điều đi bất kỳ một sư đoàn nào tại cụm tập đoàn quân này. Cụm tập đoàn quân Bắc cũng không thể cho bớt di dù chỉ một sư đoàn.[10] Erich von Manstein viết:

"Từ tình hình này, tôi kết luận rằng chúng ta không thể giữ được Donbass nếu không có sẵn trong tay những lực lượng dự bị. Hơn thế nữa, một hiểm họa đang treo trên đầu cánh Nam của Cụm tập đoàn quân nếu như ở sườn phía bắc, Tập đoàn quân xe tăng 4 và Tập đoàn quân 8 không chịu nổi các đòn tấn công của đối phương trên hướng chung đến sông Dniepr"[10]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trận_sông_Dniepr http://books.google.com/books?id=33g3ujB6mAoC&dq=r... http://books.google.com/books?id=Zv9nAAAAMAAJ&dq=r... http://ww2stats.com/cas_ger_okh_dec43.html http://ww2stats.com/pow_ger_okhzone43.html http://www.youtube.com/watch?v=h71sF-bE3UE&feature... http://www.lexikon-der-wehrmacht.de/Gliederungen/A... http://militera.lib.ru/h/getman_al/05.html http://militera.lib.ru/h/gorshkov_sg/07.html http://militera.lib.ru/h/mellenthin/15.html http://militera.lib.ru/h/samsonov2/11.html